Những lưu ý quan trọng cần nắm khi thiết kế tầng trệt nhà ở.

Việc thiết kế tầng trệt khoa học và tiện dụng là điều mà bất cứ gia chủ nào cũng luôn hướng tới trong trang trí nhà ở.

Tầng trệt là gì?

Hiện nay có rất nhiều cách để gọi thuật ngữ này, nhưng mọi người có thể hiểu tầng trệt (lầu trệt) là tầng đầu tiên hay tầng sát mặt đất của một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc khác. Thường mọi người sẽ lấy tầng này làm trung tâm phân chia tầng hầm và các tầng lầu. Các tầng phía trên là tầng 2, tầng 3… Và các tầng phía dưới hay tầng hầm là B1, B2…

Trong thiết kế nhà ở thì đây là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong Gia đình, có thể bao gồm các phòng như phòng khách, phòng ăn, phòng bếp… Ngoài ra trong một vài trường hợp thì tầng trệt cũng được dùng làm nơi để xe.

Lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Để sở hữu một không gian tầng trệt đảm bảo giá trị công năng thẩm mỹ, bạn cần lưu ý những điều sau:

Chiều cao tầng trệt:

Chiều cao được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng trong thiết kế tầng trệt vì nó ảnh hưởng đến trang trí cũng như bài trí nội thất. Cũng chính vì vậy bạn và đơn vị thi công cần nắm rõ và tuân theo những quy định về chiều cao đối với một tầng trệt đạt chuẩn. Dưới đây là một vài quy định cơ bản mà bạn cần phải biết về thước đo chiều cao:

– Chiều rộng rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.

– Chiều rộng từ 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.

– Chiều rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.

Đặc biệt, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6 – 4,5m tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà. Bởi tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.

Chiều rộng tầng trệt:

Cũng như chiều cao thì chiều rộng là một thước đo đáng được quan tâm trong khi thiết kế tầng trệt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng tầng trệt là gì và bạn muốn có bao nhiêu phòng chức năng ở tầng này mà chiều rộng sẽ thay đổi để phù hợp. 

Bên cạnh đó diện tích đất xây của bạn sẽ quyết định đến tầng trệt của bạn sẽ rộng bao nhiêu. Dù vậy thì với một không gian tầng trệt nhất định bạn sẽ có cách để sử dụng nó sao cho hợp lý. Bạn có thể có một không gian sinh hoạt với đầy đủ các phòng nếu diện tích lớn hoặc sử dụng làm một phòng chức năng và tầng hầm để xe nếu diện tích hơi bé. 

Bài trí nội thất tầng trệt khoa học:

Thông thường nội thất tầng trệt luôn được gia chủ đầu tư kỹ lưỡng, bởi đây là không gian đầu tiên gây ấn tượng với khách. Tuy nhiên, bạn nên bài trí nội thất khoa học, tránh sử dụng quá nhiều nội thất. Hơn nữa, kích thước nội thất phải đảm bảo sự phù hợp với tổng thế căn nhà để tạo sự cân bằng.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Đây là tầng thấp nhất nên thường thiếu sáng, vì vậy bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp cửa kính ở một số vị trí để đón được ánh sáng từ bên ngoài.

Trong trường hợp các mặt của nhà ở đều tiếp giáp với nhà khác, bạn có thể tận dụng mặt tiến phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí.