Những lưu ý khi thi công móng nhà liền kề

1. Nhà liền kề là gì?

Đây là mô hình bao gồm những ngôi nhà được xây dựng và bố trí theo kết cấu cố định nằm liền kề nhau trên một diện tích, tạo thành dãy nhà liền kề. Phụ thuộc vào số lượng và diện tích đất xây dựng mà từng ngôi nhà sẽ có diện tích cụ thể.

Hiện nay, nhà liền kề thường được xây dựng tại các đô thị, thị trấn. Các hộ thường bị hạn chế về quy mô xây dựng cũng như số tầng thường không quá 4 tầng.

2. Hiện tượng có thể xảy ra khi thi công móng nhà liền kề

  • Hiện tượng tường và vách bị nứt, gây thấm dột, gây ra những tác động không nhỏ đến kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà.
  • Ngôi nhà bị sụt lún nghiêm trọng sau một thời gian sử dụng do dầm móng bị hở.
  • Hệ thống điện nước rò rỉ, đường ống cấp thoát nước vỡ, dây điện âm tường bị rò rất nguy hiểm khi sử dụng.
  • Khi thi công móng nhà liền kề có thể ảnh hưởng tới móng nhà của hộ dân liền kề trong quá trình ép cọc. Gây tình trạng long mạch.
  • Hậu quả quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng đối với ngôi nhà bên cạnh, có thể  bị nghiêng đổ, sụt lún, nứt…

3. Nguyên nhân xảy ra những hiện tượng khi thi công móng nhà liền kề

  • Nhà liền kề thường nằm tại các đô thị nên quỹ đất xây dựng không được lớn, các ngôi nhà thường được xây sát vách nhau, không có khoảng trống giữa 2 ngôi nhà nên trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những ảnh hưởng liên quan.
  • Địa chất yếu, tầng bùn sâu rất dày sau lớp đất sét mỏng trên bề mặt khu đất. Vì vậy, việc thi công móng thường gặp rất nhiều khó khăn và phải có những biện pháp kỹ thuật chuẩn xác để không ảnh hưởng tới ngôi nhà kế bên.
  • Các ngôi nhà cũ thường được xây dựng với móng nông, không ép cọc, thêm vào đó là phần địa chất không được tốt, chỉ với một tác động không lớn từ việc thi công móng nhà kế bên cũng có thể mang đến ảnh hưởng không nhỏ, nó phá vỡ đi trạng thái ổn định của móng nền gây ra những trường hợp nghiêm trọng cho ngôi nhà như sụt lún, nứt vách.

4. Những lưu ý khi thi công móng nhà liền kề

Đây là những điểm cơ bản cần quan tâm khi tiến hành thi công móng nhà liền kề để tránh gặp phải những rắc rối cũng như đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh.

  • Sử dụng khoảng không giữa 2 ngôi nhà

Sử dụng thép không gỉ tạo ra những khoảng trống giữa những ngôi nhà để tăng kết cấu vững chắc. Đây là chất liệu bền, khó bị ảnh hưởng và hao mòn bởi thời tiết. 

  • Độ sâu của móng nhà liền kề

Móng nhà liền kề cần có độ sâu tương đương để tính chất móng của 2 công trình là như nhau. Ngoài ra để tăng độ vững có thể sử dụng biện pháp cừ móng để đào móng sâu hơn cho công trình nhiều tầng hơn. 

  • Giàn giáo chất lượng tốt

Giàn giáo gỗ là phương pháp cũ nhưng có chi phí thấp nên vẫn được ưu tiên sử dụng ở rất nhiều công trình. Nhưng để đảm bảo độ an toàn cho cả công nhân thi công và các công trình liền kề việc sử dụng giàn giáo bằng sắt thép cũng là phương pháp được gợi ý từ nhiều đơn vị thi công cân nhắc. 

  • Dùng khoan cọc nhồi

Khoan cọc nhồi có ưu điểm giảm được tác động vào móng nhà liền kề. Thi công sử dụng khoan cọc nhồi giảm hiện tượng trồi đất, tạo ra độ rung nhỏ do đó giảm ảnh hưởng đến móng nhà liền kề.