Những điều cần phải lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà ở dân dụng.

Không chỉ có công dụng tạo lối lên tầng, cầu thang còn được thiết kế nhằm tạo dáng cho căn nhà, góp phần làm đẹp cho nội thất, việc thiết kế cầu thang đòi hỏi chúng ta phải tuân theo một số nguyên tắc và những điều cần tránh về cả kiến trúc, kết cấu và yếu tố phong thủy để mang đến sự an toàn cho các thành viên trong Gia đình và tính thẩm mỹ cũng như bố cục không gian:

Đảm bảo tính an toàn:

Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16 – 19cm.

Một trong những điều cần tránh khi làm cầu thang là đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự, độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 90cm.

Chiếu nghỉ, theo đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.

Tiết kiệm không gian

Để tiết kiệm không gian cho nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Ngoài ra, trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn…Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt.

Vị trí chân cầu thang cần phải tránh

  • Chân cầu thang không nên đặt ngay ở cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Theo phong thủy, việc đặt cầu thang ngay cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ sẽ dễ khiến gia chủ gặp điểm xui xẻo trong gia đình.
  • Đặt chân cầu thang kết thúc ngay ở trước cửa phòng ngủ, thì những người ngủ trong phòng này thường hay gặp phải các vấn đề về tài chính và sức khỏe.

Trường hợp này bạn có thể hóa giải bằng cách giữ cho phần hành lang và cầu thang luông sạch sẽ và thông thoáng. Bạn cũng có thể treo một quả cầu bằng pha lê giữa cầu thang và cửa trước, hoặc lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp cho vượng khí có thể đi lên các tầng trên của ngôi nhà.

Không nên thiết kế cầu thang theo kiểu xoắn ốc ở trung tâm

Cầu thang không nên đặt ở vị trí trung tâm của căn nhà, đặc biệt là kiểu xoắn ốc.  Mặc dù có ưu điểm là giúp tiết kiệm được diện tích nhưng kiểu cầu thang này có thể mang đến những điềm xấu cho gia chủ. 

Cầu thang xoắn ốc có hình dáng giống như mũi khoan ở giữa nhà chính là biểu tượng cho sự thiệt hại, mất mát, khi đặt giữa nhà nó có thể mang đến những tai tiếng và hoạn nạn bất ngờ. Khoảng trống giữa các bậc thang sẽ khiến tiền bạc tiêu hao.

Chất liệu làm cầu thang

Tốt nhất cầu thang nên làm bằng gỗ hoặc cũng có thể sử dụng sắt mỹ thuật nhưng mặt từng bậc cầu thang không được trơn trượt, có thể sử dụng chất liệu gỗ hoặc lót thêm một lớp thảm chống trượt, không nên dùng các loại đá với bề mặt trơn nhẵn.