Những cách chống nóng giảm nhiệt hiệu quả cho nhà 1 tầng.

Vào cao điểm mùa hè đa số các căn nhà không thể tránh được sự tác động của thời tiết nắng nóng, và đối với những căn nhà chỉ có 1 tầng thì lại càng chịu tác động lớn. Vì vậy việc chống nóng là mối quan tâm của hầu hết tất cả mọi người, để có một không gian mát mẻ, tạo môi trường sinh hoạt thoải mái bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà 1 tầng bị nóng

Đối với những căn nhà 1 tầng thì luồng gió đi vào nhà sẽ đi qua các bề mặt diện tích như: đường xá, bê tông…sẽ luôn chứa đựng hơi nóng so với những ngôi nhà lá nông thôn chủ yếu có cây xanh.

Đôi khi một số nhà chỉ quan tâm đến hình dáng bên ngoài mà quên đi yếu tố tạo không gian sống thoải mái cho các thành viên. Việc bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt như ti vi, lò vi sóng, bàn ghế nệm, đồ đạc tại nhiều ngóc ngách cũng là những thứ dễ tích bụi và tích nhiệt.

Việc cách nhiệt không tốt cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần phải lưu ý chống nóng và thông gió là 2 việc song hành nếu như muốn khí hậu ôn hòa.

Phương pháp chống nóng nhà 1 tầng

Có rất nhiều phương án chống nóng cho nhà 1 tầng, nhà mái bằng hay bê tông. Tuy nhiên dưới đây là một số phương pháp chống nóng đang được áp dụng nhiều bởi chi phí, thời gian thi công cũng như hiệu quả nó mang lại:

Chống nóng cho tường và mái nhà

Việc này cần được lưu ý ngay khi bạn tiến hành thiết kế, đặc biệt là đối với những căn nhà hướng Tây. Mái nhà là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, còn tường nhà nếu quá mỏng hoặc không thể cách nhiệt sẽ khiến cho nhà lúc nào cũng nóng. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà vì chúng có khả năng cách nhiệt khá tốt hoặc cũng có thể lót 1 lớp tấm cách nhiệt bên trong tường gạch. Ngoài ra có thể dùng sơn cách nhiệt, hoặc giăng những tấm vải hay tấm bạt che nắng cho tường nhà.

Trong trường hợp phòng chỉ có một cửa gió vào cần sử dụng thêm các giải pháp thông gió chủ động như quạt hút gió, chụp hút gió, cầu thông gió để hỗ trợ cho việc thông gió tự nhiên xuyên phòng.

Tuỳ vào vị trí, nhu cầu và mục đích thông gió mà các cấu kiện và tuỳ vào điều kiện hiện trạng ngôi nhà mà áp dụng các loại thiết bị này sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Với mái công trình, cần có giải pháp che bức xạ mặt trời đối với mái. Có hai cách để che nắng cho mái: giải pháp bố trí mái phụ che nắng và giải pháp tạo một khoảng không khí lưu thông giữa mái và một lớp kết cấu phụ.

Phòng có 2 cửa sổ

Nhà hay trong phòng nên có 2 cửa sổ ở vị trí đối diện nhau để thông gió. Các cửa sổ theo nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng căn phòng hay từng nhà, với những nhà có diện tích lớn, tốt nhất nên lựa chọn cửa sổ to để tạo điều kiện cho gió vào nhà. Thông thường cửa sổ là nơi lưu không khí, tạo cho không gian nhà sự thông thoáng, mát mẻ.

Kéo rèm cửa vào ban ngày

Rèm cửa là một trong những “trợ thủ đắc lực” giúp tránh nóng hiệu quả cho ngôi nhà của bạn, bởi theo nghiên cứu thì có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà. Hãy luôn kéo rèm cửa vào ban ngày, nên lựa chọn rèm sáng màu, tránh màu tối như đen, nâu… tránh hiện tượng giữ nhiệt.

Rèm cửa rất hiệu quả trong việc giảm nhiệt, ngăn cái nóng. Thực tế nó sẽ giảm số tia UV xâm nhập vào bên trong. Trong mùa hè, bạn nên chọn rèm cửa dày và có màu sắc tươi sáng. Nếu kết hợp cả rèm bên trong và rèm bên ngoài thì không gian bên trong nhà cơ bản sẽ được ngăn cách khỏi tất cả các nguồn nhiệt từ mặt trời. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm cửa kính màu để góp phần giảm nhiệt cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng bức.

Sử dụng mành trước cửa hoặc treo vải nhúng nước

Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà.

Ngoài ra, bạn nên đóng cửa các phòng trống. Luôn mở cửa sổ ban đêm và sáng sớm – khi nhiệt độ còn thấp để không khí mát vào nhà nhiều. Khi nắng lên thì kéo rèm cửa phòng hay sinh hoạt giữ độ mát lâu hơn. Hạn chế nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị tạo nhiệt trong nhà (như đèn, lò nướng, máy tính…). Dùng đèn compact để giảm điện năng và nhiệt độ tỏa ra nhà.

Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt, sơn trắng để giảm độ hấp thụ nhiệt.

Trồng cây xanh

Chống nóng bằng cây xanh không chỉ mang thiên nhiên, màu xanh vào nhà còn giúp thanh lọc không khí, tạo sự thoải mái mỗi khi ngắm nhìn, mang lại sức sống mới cho toàn bộ căn phòng thêm mát mẻ mùa hè tuyệt vời hơn. Chú ý rằng bạn nên chọn các loại cây không cần quá nhiều nắng để đảm bảo cây sống tốt trong nhà.

Tuy nhiên, bạn có thể trồng các loại cây dây leo trước nhà hay trên ban công, hoặc các chậu cây nhỏ xếp thành các mảng mặt đứng lớn cũng khá hiệu quả. Những ý tưởng mới lạ này vừa có công dụng làm mát vừa tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Góp phần không hề nhỏ chống nóng cho ngôi nhà tầng 1 hoặc tòa nhà vào mùa hè, không chỉ thế giúp làm mát, mà còn giúp bảo vệ ngôi nhà khi nhiệt độ ngoài trời quá cao.

Hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện.

Việc bạn tiết kiệm sử dụng điện cũng sẽ góp phần không hề nhỏ chống nóng cho nhà 1 tầng cũng như bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, việc hạn chế dùng các nguồn điện khi không cần thiết sẽ giúp tiết kiệm nhiều cho nguồn kinh tế gia đình.

Việc dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ tốn khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng hơn, do lượng nhiệt thiết bị điện tỏa ra.

Chính vì thế, bạn cần phải sắp xếp thời gian lên lịch nấu bếp dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc… trong nhà một cách hợp lý nhất. Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact.

Nên sử dụng thiết bị quạt, máy điều hòa một cách hợp lý nhà tầng 1: điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn để tạo nguồn  gió và lưu thông không khí tốt hơn. Thay vì cho quạt dừng một chỗ nên điều chỉnh quạt quay đều các phía để tạo không khí thoáng đãng khắp cả phòng.

Đôi khi bạn cần cân nhắc việc lạm dụng thiết bị điều hòa hay quạt điện quá mức. Căn phòng nhiệt độ phòng dịu mát thì điều chỉnh mức 25 – 260C điều này vừa tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe căn phòng luôn mát mẻ hơn.