Giải pháp khắc phục hiện tượng ăn mòn cốt thép ở bê tông.

Với những ưu điểm vượt trội như chắc chắn, độ bền cao, khả năng chống cháy tốt, chi phí thấp và chịu được tải trọng lớn, bê tông cốt thép là nguyên vật liệu được sử dụng trong phần lớn các công trình hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng một thời gian thì có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này chính là sự ăn mòn cốt thép và các kim loại. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn và làm thế nào để tránh được hiện tượng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn mòn cốt thép là gì?

Ăn mòn cốt thép là hiện tượng cốt thép, các kim loại bên trong bị ăn mòn tạo thành rỉ sét trên bề mặt và dần dần bong tróc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến kết cấu mà còn khiến công trình xuống cấp nhanh chóng.

Giải pháp giúp phòng tránh hiện tượng ăn mòn cốt thép ở bê tông

Nếu như hiện tượng ăn mòn cốt thép này cứ xảy ra với tốc độ nhanh chóng thì công trình sẽ bị phá hủy sau thời gian sử dụng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho mọi người mà còn khiến gia chủ tốn thêm khoản chi phí bảo dưỡng hay thậm chí xây mới. Do đó, cần có giải pháp để phòng tránh hiện tượng này xảy ra.

Cung cấp đầy đủ lớp phủ bê tông tốt trên các thanh cốt thép để duy trì tính chất kiềm trong bê tông và tính thụ động của thanh thép.

Sử dụng bê tông chất lượng tốt để duy trình tính chất kiềm.

Cần trộn bê tông theo tỷ lệ nước/xi măng là 0.4 để hạn chế quá trình xâm nhập của ion clorua.

Dùng thép không gỉ hoặc dùng hợp kim của Fe với Cr sẽ nâng cao khả năng chống oxy hóa của thép. Nếu thêm Cu, Cr hoặc Ni sẽ nâng cao tính ăn mòn trong khí quyển.

Có thể phủ lớp sơn Epoxy lên thanh thép là phương pháp thấm kim loại nhằm bảo vệ cốt thép để ngăn chặn sự ăn mòn. Lớp sơn này phải có khả năng liên kết về mặt hóa học với thép, bám dính tốt với bê tông và cốt thép.

Tráng men silicat với yêu cầu có hệ số giãn nở bằng với thép. Thường sẽ dùng men thủy tinh, men sứ,…được nung chảy trên bề mặt kim loại.

Sử dụng lớp phủ phản ứng tức là lớp phủ này sẽ hình thành dựa trên phản ứng hóa học xảy ra trực tiếp trên bề mặt kim loại.

Pha chất ức chế vào bê tông cũng là một trong những giải pháp giúp hạn chế sự ăn mòn cốt thép. Chất này do hãng Grace của Mỹ sản xuất có chứa NaNO2, khi nó tương tác với sắt bằng phản ứng hóa học sẽ tạo ra rào cản trên bề mặt cốt thép giúp ngăn ngừa sự thấm của ion clorua và cải thiện các tính chất của bê tông.

Những phương pháp này đều được nghiên cứu và áp dụng phổ biến. Chúng có tác dụng chống ăn mòn cốt thép ở mọi môi trường khí, rắn và lỏng ở điều kiện ẩm ướt hoặc môi trường không khí ẩm.

Sự ăn mòn cốt thép ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu và tính thẩm mỹ của công trình nên không thể xem nhẹ. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết được những nguyên nhân xảy ra tình trạng ăn mòn và có giải pháp phù hợp để đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ công trình cũng như ngân sách của bạn.