Nét đặc trưng trong kiến trúc biệt thự lâu đài

Lâu đài là một loại hình công trình kiến trúc có cấu trúc rất kiên cố đã được xây dựng ở châu Âu và Trung Đông trong thời kỳ Trung cổ do giới vương quyền, quý tộc xây dựng. Lâu đài chính là nơi trú ngụ của lãnh chúa hoặc quý tộc, nó khác biệt với cung điện vốn là dành cho Hoàng tộc.

1. Nét đặc trưng trong kiến trúc biệt thự lâu đài

Quy mô lớn:Công trình cao, mặt tiền rộng, diện tích sàn xây dựng lớn và thường được xây trên khuôn viên rộng lớn. Công trình được đầu tư bài bản từ ngoài vào trong, hạng mục nhà ở làm trung tâm, bao quanh là các hạng mục phụ trợ, cây cối sân vườn rộng lớn. Nhờ thế, lâu đài thường có dáng vẻ bề thế, đồ sộ, thể hiện được sự uy nghi, hoành tráng của công trình. Bên cạnh đó, lâu đài thường được thiết kế với bố cục đăng đối, áp dụng tỷ lệ chuẩn mực trong từng chi tiết.

Cấu trúc kiên cố: Phần khối đế của lâu đài thường được tôn cao, móng kiên cố chắc chắn. Mái bê tông dạng vòm dày. Để tương xứng với hệ cột trụ lớn, các bức tường bao của lâu đài dinh thự cũng được xây tường đôi 220, thậm chí dày 330 hoặc xây dày 2 lớp tường gạch và lớp xốp hoặc bông thủy tinh ở giữa để cách âm và cách nhiệt.

Ngoài phần công trình, hệ thống cổng tường rào trong các lâu đài dinh thự cũng được thiết kế đồng bộ từ hình thức đến các chi tiết phù điêu, hoa văn. Tại phần mặt tiền chính của mỗi tòa lâu đài phần cổng chính và biển hiệu của ngôi nhà design nổi bật nhất.

Đường nét sắc sảo, nhiều hoa văn mỹ thuật cầu kỳ: trên các chi tiết kiến trúc như cột, phào cửa, diềm mái, mặt tiền, mái sảnh,.. làm cho lâu đài trở nên nguy nga, tráng lệ hơn. Những đường nét hoa văn và phào chỉ đều được làm thủ công, chạm trổ một cách khéo léo, tỉ mỉ, tinh xảo. Hệ thống cửa thường làm bằng gỗ tự nhiên với những nét hoa văn được đục đẽo, chạm khắc tinh tế.

Mái vòm: Nổi bật nhất trong kiến trúc biệt thự lâu đài là mái vòm cong (sử dụng nhiều vòm nổi, vòm bán cầu, cuốn cửa trụ) và các tháp (tum) chóp cao vút ấn tượng. Mái vòm mang đến cho lâu đài vẻ đẹp đồ sộ, nguy nga, tráng lệ và tạo độ cao thanh thoát. Phần tum cao vút với các chi tiết đắp vẽ tinh tế vừa tạo điểm nhấn cho kiến trúc bên ngoài vừa tạo độ thoángvà lấy ánh sáng từ trên cao xuống cho không gian bên trong. Hình dáng và chi tiết trang trí trên các mái vòm có sự thay đổi theo từng giai đoạn nhưng vẫn luôn thể hiện được sự xa hoa, lộng lẫy, kiêu sa của kiến trúc cổ điển Pháp.

Màu sắc ngoại thất thường sử dụng các màu sắc thể hiện được sự lộng lẫy, nguy nga và quyền lực trong kiến trúc của toàn bộ lâu đài. Màu vàng rất được ưa chuộng vì nó tượng trưng cho sự giàu có. Phần ngoại thất thường được sơn màu trắng hoặc vàng kem tạo vẻ đẹp sang trọng, trang nhã, thanh thoát và làm nổi bật phần mái.

Không gian nội thất của lâu đài thường dùng các tone màu sang trọng của vua chúa, quý tộc như màu vàng, kem, trắng, nâu nhạt kết hợp với các tone đậm như ghi, xám, đỏ booc đô. Các không gian nội thất trong các tòa lâu đài luôn ưu tiên sử dụng ánh vàng là màu tượng trưng cho vua chúa, giúp nổi bật không gian.

2. Thiết kế biệt thự lâu đài đẹp đẳng cấp không thể bỏ qua những yếu tố bỏ quả những yếu tố này

Quy hoạch tổng mặt bằng khuôn viên và các hạng mục phụ trợ

Khi thiết kế biệt thự lâu đài, cần quy hoạch tổng mặt bằng khuôn viên và các hạng mục phụ trợ một cách tối ưu nhất:

  • Vị trí của lâu đài: Lùi về phía sau tâm đất, hướng về phía thấp.
  • Vị trí của gara: Gara đặt bên Thanh Long của ngôi nhà, tránh chỗ có đoạn cua gấp hoặc lên xuống xe đột ngột.
  • Vị trí của bể bơi, hồ cá: Bể bơi, hồ cá, đài phun nước là không gian động nên được bố trí ở bên Thanh Long. Với tiểu cảnh, non bộ có dòng chảy cũng cần bố trí bên Thanh Long. Các không gian tĩnh sẽ bố trí bên Bạch Hổ để phù hợp phong thủy tạo vận khí tốt cho ngôi nhà
  • Sân vườn, cảnh quan đường dào: bố trí hợp lý với hoa, các cây bụi, cây thấp tán ở phía trước, các cây lớn bố trí phía sau nhà và các góc đất để tạo nên một không gian thoáng mát.
  • Thiết kế công năng tiện nghi, ngoại thật nguy nga, lộng lẫy

Cần xác định công năng và các khu vực không gian chức năng khi thiết kế lâu đài. Diện tích, không gian của từng phòng có thể căn cứ vào số lượng thành viên trong gia đình. Nên sử dụng đồ nội thất tinh tế về thiết kế, nổi bật về tạo hình, có chất liệu cao cấp bằng gỗ tự nhiên, da thật hoặc vải gấm cao cấp để tạo sự ấm cúng cho không gian.

  • Không thể thiếu hệ thống chiếu sáng ngoại thất

Khi thiết kếlâu đài, cần chú ý đến yếu tố ánh sáng để trang hoàng không gian và tạo sự đẳng cấp cho lâu đài. Đặc biệt, nên để ý tới hệ thống chiếu sáng ngoài nhà để tạo cho lâu đài vẻ đẹp thu hút, lung linh và rực rỡ khi đêm về. Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng trên công trình, cần thiết kế đồng bộ hệ thống chiếu sáng sân vườn, cổng tường rào, hệ thống đèn hắt dưới chân công trình cũng như màu sắc ánh sáng để tạo nên sự nổi bật nhất, huyền diệu và thu hút nhất.

  • Quan tâm đến phong thủy

Do đặc thù về mức đầu tư, nên khi thiết kế lâu đài, gia chủ nên xem xét kỹ yếu tố phong thủy cho từng không gian công năng, từng hạng mục công trình. Nên có sự kết hợp giữa phong thủy khoa học và khoa học kiến trúc để đi đến một phương án kiến trúc tối ưu nhất.

  • Lựa chọn đơn bị thiết kế

sLoại hình lâu đài, dinh thự có yêu cầu cao nhất về độ phức tạp trong quá trình thi công, thời gian thi công thường kéo dài khoảng 1,5- 2 năm thậm chí lâu hơn với những công trình quy mô lớn. Kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công là yếu tố quyết định đến vẻ đẹp của công trình. Quy mô lớn, độ phức tạp cao đòi hỏi các kiến trúc sư và kỹ sư phải có chuyên môn sâu, trải nghiệm nhiều để đưa ra một phương án thiết kế hợp lý bao quát mọi vấn đề diễn ra trong quá trình thi công.