Quá trình sửa nhà thêm tầng là một trong những quá trình cực kỳ khó khăn và không phải gia đình nào cũng có thể có kinh nghiệm để thực hiện. Hãy cùng Xi măng Long Sơn tìm hiểu sửa nhà xây thêm tầng và những lưu ý trong quá trình sửa nhà thêm tầng nhé.
– Kiểm tra cột chống của nhà cũ
Bạn phải xem xét kĩ càng cột chống của nhà cũ. Nguyên nhân là do ngôi nhà không có những cây cột chống xuyên suốt tầng 1 và tầng 2. Nếu nối tiếp thêm cột vào cột cũ của nhà một tầng cũ, khả năng chịu lực tại chỗ tiếp giáp giữa hai cột chắc chắn sẽ rất yếu. Hãy chắc chắn rằng cột chống nhà bạn đủ to và chắc chắn.
– Tính toán chiều cao tầng nhà
Đối với nhà ở, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất. Chiều cao tầng cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền móng cũ, tùy độ chịu lực mà cần tính toán chiều cao hợp lý. Nền yếu mà độ cao lớn sẽ gia tăng áp lực rất nhiều, dễ gây ra vấn đề đổ nghiêng hoặc sụt lún.
Rất có thể sự kết hợp giữa nền móng cũ với bộ vật liệu mới có thể không đồng nhất. Lúc này bạn cần phải tiến hành việc quan sát căn nhà của mình khi có những hiện tượng nghiêng, lún…
– Giải pháp về tường và vách ngăn nhẹ
Ngoài tác dụng che chắn, trần và tường nhẹ còn có thể đảm nhiệm thêm các trách nhiệm quan trọng khác như cách nhiệt, chống cháy, cách âm, chống thấm. Hơn nữa, thay vì tốn kém chi phí gia cố móng khi sửa nhà, chủ nhà có thể sự dụng các hệ tường bằng thạch cao hoặc tấm Duraflex vì mỗi mét vuông vật liệu này chỉ bằng khoảng 1/8 so với tường gạch.
Một ngôi nhà được có tường và vách ngăn là vật liệu nhẹ
– Lưu ý khi làm mái nhà
Bạn nên làm mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa hoặc nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Như vậy nhà bạn sẽ thoáng mát, thoáng đãng hơn và nhẹ hơn, giảm áp lực cho nền móng.
– Lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt
Khi lên tầng, ngôi nhà của bạn sẽ bị giảm tuổi thọ. Chính vì vậy, hãy cải thiện điều này bằng cách chọn những vật liệu tốt. Các chuyên gia vật liệu xây dựng khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn những loại sản phẩm chất lượng cao, tính thi công tốt và thời gian bảo hành dài hạn để xây hoặc sửa ngôi nhà của mình. Mỗi một lần khi bạn tiến hành việc sửa nhà lên tầng thì nền móng của nhà bạn sẽ bị giảm đi đáng kể.
Như những gì mà chúng tôi đã chia sẻ thì khả năng chịu lực của nền móng tương ứng với độ cao của tầng nhà và vật liệu xây dựng. Chính vì thế bạn cần phải tính toán kỹ càng trước khi tiến hành thi công. Cho dù là bạn đã thực hiện việc thi công rồi thì vẫn nên tiến hành xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng khả năng chịu lực để chắc chắn về độ chính xác.
Nếu bạn là một người có kinh nghiệm trong quá trình sửa nhà thì đây là một chuyện cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nhà nên cần phải lựa chọn cho mình một đơn vị uy tín để tiến hành việc nghiên cứu và Thẩm định về ngôi nhà cũ.
– Gia cố lại cột và móng
Khi nhà đã xuống cấp thì dĩ nhiên là khả năng chịu lực của hệ thống cột và nền móng bị giảm đi nhiều. Việc gia cố sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Công đoạn này là công đoạn để giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí vì nó liên quan tới tuổi thọ và độ bền của căn nhà.
Liên quan đến vấn đề nhà đất và quyền sử dụng cũng như diện tích sử dụng, trong cải tạo sửa nhà nâng tầng nhà phố cần có giấy phép từ chính quyền địa phương, cần các thủ tục và giấy tờ cần thiết liên quan khác, hãy đảm bảo mọi thủ tục hành chính đã xong xuôi đầy đủ để việc thi công tu sửa không bị gián đoạn.